Hãy lấy Nickhun của 2PM làm ví dụ. Nickhun đã quay CF cho một hãng kem của Hàn Quốc và sau đó là với một công ty nước giải khát tại Thái Lan. Sau đó, Nickhun quay trở lại Hàn Quốc và xuất hiện trong rất nhiều các show truyền hình khác nhau, và sau đó là xuất hiện trong một bộ phim truyền hình. Trong số tất cả các hoạt động của mình, Nickhun liệu có thể giữ lại tất cả các khoản tiền thù lao hay không? Vâng, Hãng kem tại Hàn Quốc mà các thành viên 2PM quay quảng cáo sẽ trả tiền chia đều cho 5 thành viên của 2PM. Tuy nhiên, Nickhun sẽ được giữ tiền cát xê từ việc quay quảng cáo tại Thái Lan. Tiền cát xê từ rất nhiều chương trình có sự xuất hiện của Nickhun sẽ được chia cho các thành viên còn lại, nhưng với việc đóng phim truyền hình thì Nickhun hoàn toàn có quyền bỏ túi toàn bộ số tiền trên. Đây là một thỏa thuận được ghi trong hợp đồng ban đầu giữa sáu thành viên và công ty JYP Entertainment. Nickhun phải chia tất cả các khoản thu nhập ngoại trừ tiền từ việc đóng phim trên truyền hình và thu nhập từ các hoạt động tại quê hương Thái Lan của mình. Sáu thành viên có thể có vẻ như là rất nhiều, nhưng sẽ thế nào nếu một nhóm nhạc có tận 9 thành viên? 10 thành viên? 13 thành viên? Các vấn đề về phân chia thu nhập sẽ vô cùng phức tạp.
JYP Entertainment cùng với CUBE đều sử dụng hệ thống phân phối thu nhập như nhau. Một người nhân viên cấp cao của JYP giải thích rằng: "Nếu một thành viên có được các hoạt động cá nhân riêng lẻ, đó là bởi vì cơ bản anh ta là thành viên của nhóm nhạc thần tượng." Do đó, thu nhập từ các hoạt động cá nhân nên được chia đều cho các thành viên – những người mà cũng góp phần vào thành công của nhóm. Những ngày này, Lee Gi Gwang của BEAST và Hyuna của 4Minute có được nhiều hợp đồng biểu diễn solo hơn các thành viên khác, nhưng tiền mà họ kiếm được sẽ vẫn được chia cho tất cả các thành viên.
Tuy nhiên, có nhiều công ty giải trí lại sử dụng hệ thống phân phối thu nhập khác. Toàn bộ thu nhập sẽ bị công ty giữ lại. Ví dụ, SM Entertainment, công ty quản lý được biết đến với rất nhiều hoạt động giải trí đa tính năng. Một số của các nhóm nhạc chính của công ty thì chỉ có một hoặc hai thành viên là phổ biến hơn so với còn lại. Một ví dụ điển hình là Yonna hoặc Taeyeon của Girls Generation hoặc Kim Hee Chul hoặc Lee Teuk của Super Junior. Một cán bộ cấp cao của công ty này thậm chí chính thức tiết lộ, "Bởi vì sự chênh lệch về thu nhập quá lớn giữa thành viên có thu nhập cao nhất và thấp nhất trong nhóm”.
Trong trường hợp của công ty giải trí Pledis Entertainment - công ty của nhóm nhạc After School – có UEE và Park Gahi là át chủ bài hoặc công ty giải trí Core Contents Media của T-ara – nhóm luôn tự hào về Eun Jung và Ji Yeon. Mỗi thành viên của T-Ara thường giữ lại số tiền mà họ kiếm được. Tuy nhiên, bất cứ khi nào các thành viên xuất hiện trên nhiều chương trình đa dạng khác nhau, Core Contents Media được để cho thành viên giữ toàn bộ các khoản tiền được thanh toán. Công ty xem lý do xuất hiện trên các chương trình trên truyền hình là một hình thức quảng bá cho album của nhóm. Ngoài ra, số tiền trả cho mỗi tập phim là không nhiều do đó, nó không khiến cho các thành viên bận tâm về tỷ lệ phân chia thu nhập.
Vậy, đâu là hệ thống phân phối thu nhập tốt hơn? Một công ty giải trí trong cuộc giải thích: "Cho dù bạn làm theo cách này hay cách đó, chúng tôi không hề có ràng buộc về việc khiếu nại Trong trường hợp chia tất cả các khoản thu nhập, các thành viên có nhiều lịch trình hoạt động hơn đã khiếu nại nhiều nhất. Còn với cách thức mà mỗi thành viên giữ lại thu nhập riêng của họ thì những thành viên kém nổi tiếng hơn (với công việc ít hơn) thường có khiếu nại nhiều nhất”. có một lý do đằng sau thực tế cho thấy, các nhóm nhạc thần tượng thường tạo lập dễ dàng và cũng tan rã rất dễ dàng.
Source: KBS Global
Trans: kts
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Các bạn hãy tích cực comment và nhận xét để blog trở lên phong phú hơn.
girlsgenerationvn thanks !!!