So với các nhạc sĩ và các nhà sản xuất nổi tiếng khác trong K-pop, dù thế nào đi chăng nữa, các nhà sản xuất của SM cũng không thường xuất hiện trên truyền hình Hàn Quốc, hoặc các phương tiện truyền thông. Brave Brothers, Shinsadong Tiger, Teddy – là những người mà bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy trên tin tức.
Hơn hết, rất nhiều các nhà sản xuất nổi tiếng đang trở thành nghệ sĩ bằng cách riêng của họ: Kang Dong-chul của Brave Brothers sẽ ra mắt với vai trò là MC trong một chương trình truyền hình sắp tới, với sự dẫn dắt của Kang Ho-dong và Changmin (DBSK). Shinsadong Tiger là một trong những nhà sản xuất “đắt hàng” nhất trong giới âm nhạc hiện nay, anh chuyên sản xuất các sản phẩm đình đám cho những nghệ sĩ nhà Cube cũng như cho T-ara, ZE:A và IU. Và còn Teddy? Teddy là ai? Ồ, chờ đã nào…
Nếu các bạn nhìn vào danh sách bài hát trong album "I Got a Boy" của SNSD, bạn sẽ thấy một danh sách toàn các nhà sản xuất, nhạc sĩ, và các nhà soạn nhạc với những cái tên thật lạ lẫm. Thật thú vị khi trong tất cả các chương trình tự quảng bá đáng xấu hổ mà SM sẵn sàng áp dụng, thì những nhà sản xuất không phải là một trong những sở thích chính của họ. Điều này cũng đặc biệt gây chú ý, vì số lượng các nghệ sĩ đang hoạt động của SM là rất lớn, và họ cũng phát hành quá nhiều sản phẩm âm nhạc, nó khiến bạn nghĩ rằng chúng ta sẽ nhận được nhiều thông tin truyền thông hơn từ các nhà sản xuất và các nhà hoạch định âm nhạc của họ.
Tuy nhiên, giữa Yoo Young-jin và Kenzie, mối liên hệ đến các phương tiện truyền thông của họ “rất hạn hẹp”. Tôi gần như có thể đếm trên bàn tay có bao nhiêu cuộc phỏng vấn của hai người, mặc dù thực tế họ đã làm việc ở SM trong một thời gian rất dài. Nếu bạn đang tìm một lời giải thích dài hơn về thế nào là sản phẩm âm nhạc của SM thì – danh tiếng của Yoo được khẳng định là nổi nhất trong giới K-pop - bạn sẽ khó khăn trong việc tìm thấy một người như anh ta. Cả Yoo và Kenzie là hai người ngại phương tiện truyền thông, và ngay cả khi các bài hát của họ đang được SM đưa vào quá trình quảng bá cho các nhóm, tên của họ cũng không được nhắc đến mà như bị lãng quên.
Nỗ lực không mấy sốt sắng của SM trong việc lôi kéo những nhà sản xuất có phần khác thường. Vì vậy, sẽ rất thú vị khi đưa ra một bài nghiên cứu về các nhà sản xuất của SM, để hiểu rõ sự tiến triển trong âm nhạc của SNSD. “I Got a Boy" là album studio thứ tư của SNSD tại Hàn Quốc, và các nhà sản xuất góp tay vào album này đa dạng hơn trước rất nhiều.
Trong khi Oh! và The Boys gồm các ca khúc chủ yếu tạo nên bởi các nhà sản xuất Hàn Quốc - với chỉ một hoặc hai người ngoại quốc chung tay tham gia sản xuất, và được phối nhạc bởi bạn thân của SM, nhà sản xuất người Đan Mạch Thomas Troelson. Thì IGAB hầu như là sản phẩm của hầu hết các nhà sản xuất ngoại quốc.SM đã hợp tác với Stereotypes để sản xuất ra ca khúc "XYZ" và sản phẩm nổi tiếng nhất của Stereotypes chính là “Like a G6”, hợp tác với Far East Movement.“Baby Maybe” và “Dancing Queen” được remake từ ca khúc của nghệ sĩ khác, và cả các bài hát này đã được thực hiện ở nước ngoài bởi các nhà sản xuất phương Tây. Joseph Belmaati sản xuất ca khúc "Promise" của SNSD, trước đó đã từng cộng tác với BoA cho ca khúc "Shadow", ông có rất nhiều ca khúc đình đám tại Anh và sản xuất rất nhiều ca khúc cho những nhóm nhạc nam thế hệ cũ, chẳng hạn như ông đã từng làm việc với Westlife và O-Zone.
Chỉ có hai ca khúc trong album IGAB được thực hiện từ đầu tới cuối bởi người Hàn Quốc là "Express 999" và "Lost in Love". "Express 999" được sản xuất bởi Kenzie và "Lost in Love" do Park Chang-hyun sản xuất. "Express 999" nghe như một ca khúc nhạc pop hỗn loạn mà Kenzie thích sản xuất (hãy nghe qua: "Jet" của f(x), "Oscar" của SNSD, "Me" của Super Junior M), và "Lost in Love" là ca khúc ballad điển hình khá nhàm chán, giống như các ca khúc tương tự có mặt trong các album khác của SM.
Bên cạnh những vấn đề mà hầu hết mọi người đã chỉ ra ở ca khúc "I Got a Boy", phần còn lại của album không còn sự dễ thương như chúng ta thường thấy trong các album của SNSD từ trước. Ở đây có sự đang dạng, có nhiều thể loại khác nhau cho nhiều tâm trạng khác nhau, và đây có lẽ là một bước ngoặt lớn so với các sản phẩm trước đây của họ tại Hàn Quốc, khi đó là những ca khúc mang rất nhiều các nhân tố của nhạc dance, và sau đó là một mớ âm nhạc nhàm chán với các kiểu biến thể những cử chỉ aegyo.
Album IGAB là một trong những album đa dạng và mạnh mẽ hơn của SNSD (và của SM), là album trưởng thành hơn trong lịch sử âm nhạc của họ và có vẻ là một nỗ lực lớn của SM, để đáp ứng cho lượng khán giả quốc tế ngày càng tăng. Cốt lõi của lượng fan nhóm SNSD sẽ không thể lớn mạnh hơn được nữa ở nước ngoài so với “sân nhà”, nhưng điều đó không có nghĩa là SM không biết chuyện “tai mắt” giờ có mặt ở khắp nơi trên thế giới, những người có định nghĩa nhạc “pop” đầu tiên, được xuất phát từ phương Tây.
Trong khi IGAB có nhiều âm điệu hơi hướm phương Tây hơn so với các album trước của SNSD, thì rất nhiều bài hát trong này lại nghe khá lỗi thời. "Look At Me" nghe như thể một ca khúc hoàn mỹ dành cho BoA để ra mắt tại Mỹ, album mà trong đó chứa đầy các yếu tố như thể nó có từ một thập kỷ trước của dòng nhạc pop Mỹ. "Promise" gợi nhớ đến ca khúc thứ 11 hay 12 trong album của Jessica Simpson / Mandy Moore / Britney Spears, nhưng tôi đoán cũng hợp lý thôi, vì nó được sản xuất bởi Belmaati, bạn biết đấy, người đã thực hiện các ca khúc cho O-Zone, Westlife và Brandy. Nhưng dù vậy, đó vẫn là một bài hát rất đầy phong cách Mỹ, và không phải là một ca khúc của Hàn Quốc, điều đó đã làm nên một sự khác biệt rất lớn.
Ca khúc bí ẩn "Talk Talk", là phiên bản cuối cùng được phát hành của ca khúc được lên kệ vào năm 2008 là "Boomerang", ca khúc này tính ra đã được xuất hiện trong mini album Gee của SNSD. Đó là một ca khúc nhạc dance tao nhã, khiến tôi tự hỏi tại sao nó lại bị cất giữ đến tận 4 năm. Đó cũng là một ca khúc mà SNSD dự tính quảng bá thay thế cho "Gee", như "Dancing Queen" vậy, cho đến khi có một vài vấn đề về bản quyền nên hoãn lại.
Là một album, I Got a Boy không phải là một sản phẩm gây nhiều bất ngờ, nhưng một lần nữa, căn cứ vào các album của SME luôn dựa dẫm quá nhiều vào sức mạnh của chỉ một ca khúc chủ đề, trong khi cho phép tất cả các bài hát còn lại đi theo lối mòn của “vùng đất aegyo”, thì IGAB quả là một bước ngoặc lớn của nhóm, giống như nỗ lực của TTS với Twinkle vào năm 2012, đó cũng là một bước tiến lớn trong âm nhạc của SNSD. Tôi đã nghe album IGAB lặp đi lặp lại vài ngày qua và chỉ bỏ qua "Express 999" và “Lost in Love”. Chỉ có hai bài hát! Tôi thường chỉ nghe được 2 ca khúc trong các album của SNSD, do đó, điều này thực sự là một thế giới khác biệt rồi đấy.
Tất cả mọi người nghĩ gì về I Got a Boy? Cải thiện hơn? Hoặc vẫn là một sản phẩm âm nhạc cũ kỹ?
Nguồn: seoulbeats
Dịch bởi: meangirl_123 @ 360kpop
Biên tập bởi: Max Young @ 360kpop
dĩ nhiên cái gì mới thì sẽ phải có thời gian tiếp nhận nhưng IGAB là một bước tiến lớn và đáng trân trọng của S9 thì dĩ nhiên là SONEs chân chính phải ủng hộ S9 chứ
Trả lờiXóa